

Toàn cảnh phiên họp.
Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế miền núi
Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Đức Thuận, đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, tác động bất lợi từ tình hình thế giới nhưng kinh tế xã hội nước ta tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tích cực. Đây là kết quả quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu khắc phục các khó khăn, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2025. Đại biểu cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các cấp chính quyền đã luôn giành sự quan tâm đặc biệt tới Nhân dân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc ban hành nhiều chính sách lớn đi vào cuộc sống, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thay đổi diện mạo phía Tây Nghệ An. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, khu vực này còn còn nhiều khó khăn, thách thức. Từ đó, đại biểu Trần Đức Thuận đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập hiện nay như: Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; Tập trung chỉ đạo giải quyết các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng còn tồn đọng kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho đồng bào sinh sống ở miền núi, sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước, trong đó có miền núi phía Tây Nghệ An về vay vốn sản xuất kinh doanh, về giải quyết việc làm, về giáo dục, y tế và hạ tầng công nghệ thông tin… đặc biệt, cần tăng cường đầu tư phát triển kinh tế miền núi, nhất là sau khi thực hiện chính quyền 2 cấp, có chính sách cử tuyển, đào tạo đội ngũ vị bác sĩ là người dân tộc thiểu số lâu dài cho địa phương.
Ngoài ra, đại biểu Trần Đức Thuận còn đề nghị Quốc hội bổ sung vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại phiên họp thứ 9, nội dung giao Chính phủ quy định miễn thị thực có thời hạn cho người nước ngoài thuộc diện đối tượng đặc biệt cần ưu đãi, nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Đại biểu Trần Đức Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An.
Rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù sau sắp xếp
Thống nhất việc tiếp tục ban hành quy định chuyển tiếp áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương thuộc diện sắp xếp như Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Hoàng Quốc Khánh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lai Châu đánh giá, đây là giải pháp gỡ vướng trong những trường hợp pháp luật chung còn vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương, góp phần tháo gỡ các nút thắt trong quản lý đất đai, ngân sách và tăng cường phân cấp, phân quyền, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực cho xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, tạo điều kiện phát triển đột phá, phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù từng vùng, từng tỉnh, thành phố. Đại biểu phân tích, hiện nay cả nước đã có 10 địa phương được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù theo luật, nghị quyết riêng của Quốc hội. Trong khi đó, kỳ họp này Quốc hội xem xét cho phép chuyển tiếp, áp dụng cơ chế chính sách đặc thù với các tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Vì vậy, số địa phương được hưởng chính sách sẽ mở rộng trên phạm vi 57 tỉnh, thành phố(tính theo đơn vị hành chính cũ), với dân số gần 45 triệu người và GRDP chiếm gần 70 % tổng sản phẩm trong cả nước. Khi mà càng nhiều tỉnh, thành phố được hưởng chính sách tương tự như vậy thì chính sách đặc thù sẽ không còn là đặc thù nữa mà đã trở thành nhu cầu chung của các địa phương. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có đánh giá, sơ kết, tổng kết các cơ chế chính sách đã thực hiện mà không cần chờ hết thời gian thí điểm theo quy định. Các cơ chế, chính sách đặc thù đã chứng minh được hiệu quả và được áp dụng cho đa số địa phương thì đưa vào luật chính thức để đảm bảo tính pháp lý thống nhất, công bằng và bền vững trên phạm vi toàn quốc.
“Như chính sách về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, thu hồi chuyển đổi đất rừng, phân cấp phân quyền hỗ trợ nguồn thu từ ngân sách trung ương cho các địa phương, chỉ các địa phương có đặc thù riêng biệt như phát triển trung tâm thương mại tự do, trung tâm logictis, trung tâm tài chính quốc tế phát triển kinh tế biển thì cần tiếp tục cho phép thử nghiệm cơ chế mới để phát huy lợi thế riêng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần phát triển kinh tế của đất nước...” đại biểu Hoàng Quốc Khánh nêu ví dụ.
Về vấn đề bố trí cơ sở vật chất sau sáp nhập các đơn vị hành chính và một số khó khăn sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đại biểu Hoàng Quốc Khánh dẫn chứng việc thành lập trung tâm văn hóa, thể thao, truyền thông ở xã trung tâm của huyện nhưng phải làm nhiệm vụ cho các xã trong khu vực thì cơ chế quản lý hoạt động và chức năng của trung tâm này hiện nay còn lúng túng. Từ đó, đại biểu bày tỏmong muốn Quốc hội và Chính phủ quan tâm chỉ đạo cụ thể sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu.
Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối ba tỉnh: Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận
Đánh giá cao báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Tài chính của Quốc hội về đầu tư công, đại biểu Dương Khắc Mai, đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm tồn tại trong nhiều năm chưa được khắc phục một cách triệt để. Trong khi đây là một trong những động lực quan trọng để đất nước đạt được mục tiêu tăng trưởng 8 % trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp, biện pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện đến từng chủ thể nhằm đổi mới công tác quản lý đầu tư công, bảo đảm giải ngân số vốn đầu tư công, kịp thời kêu gọi, có giải pháp toàn diện để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư.
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông.
Bên cạnh đó, đại biểu Dương Khắc Mai cũng mong muốn Trung ương, Quốc hội, Chính phủ quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối ba tỉnh: Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận để tạo điều kiện cho địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Bởi sau sát nhập, tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn nhất cả nước nhưng hệ thống giao thông hiện nay còn rất nhiều khó khăn. Đại biểu cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xây dựng, bổ sung quy hoạch đầu tư cao tốc đường bộ và tuyến đường sắt Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và tuyến đường sắt Bắc Nam, các cảng biển trước năm 2030, nhằm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2030 - 2045./.
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Than Uyên: Hội nghị lần thứ 2 (mở rộng)

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Công đoàn Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu sắp xếp, tổ chức lại các phòng chuyên môn

Hợp tác ứng phó khủng hoảng khí hậu, tăng cường quản trị y tế toàn cầu

Tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở địa phương, cơ sở

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhất quán ủng hộ Cuba

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tiếp xúc cử tri tại Lào Cai

Tạo xung lực mới, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam–Malaysia ngày càng sâu sắc hơn









